Nội thất bằng gỗ là loại hàng hiện được nhập khẩu rất nhiều về Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu nội thất bằng gỗ được thực hiện như thế nào? Các bước làm thủ tục có phức tạp không? Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, bạn có thể dành ra 3 phút xem ngay bài viết dưới đây của Fobstran nhé.
Thủ tục nhập khẩu nội thất bằng gỗ về Việt Nam chi tiết cho người mới
Mục lục của bài viết
Điều kiện nhập khẩu nội thất bằng gỗ về Việt Nam
Nội thất, đặc biệt là nội thất bằng gỗ là mặt hàng đang được nhập khẩu rất nhiều về Việt Nam. Với những loại hàng này, khi tiến hành nhập khẩu bạn phải chú ý kỹ về thủ tục cần có khi nhập khẩu.
Theo đó, với những mặt hàng là thực vật nói chung và đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên nói riêng, khi làm thủ tục nhập khẩu nội thất, hàng hóa phải có giấy kiểm dịch thực vật. Đây là giấy tờ bắt buộc phải có đối với đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên. Thông thường, giấy kiểm dịch thực vật sẽ do người bán tại nước xuất khẩu cung cấp cho người nhập khẩu khi mua hàng.
Vì vậy, khi nhập khẩu nội thất làm bằng gỗ, bạn nên nhớ yêu cầu phía đối tác cung cấp cho mình giấy kiểm dịch thực vật. Việc có loại giấy tờ này sẽ giúp việc tiến hành thủ tục nhập khẩu thuận lợi hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong trường hợp, đồ nội thất bạn nhập khẩu được làm từ gỗ công nghiệp MFC, MDF,… thì thủ tục nhập khẩu nội thất được thực hiện như hàng hóa thông thường. Với hàng hóa làm bằng gỗ công nghiệp không cần có giấy kiểm dịch thực vật như nội thất làm bằng gỗ tự nhiên.
Một số yêu cầu khi nhập khẩu đồ nội thất
Mã HS và chính sách về thuế đối với nội thất bằng gỗ
Theo quy định hiện hành, nội thất làm bằng gỗ không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này.
Tuy nhiên, để biết được hàng hóa nhập về chịu mức thuế nhập khẩu như thế nào thì trước hết bạn cần xác định được mã HS của hàng hóa.
Với đồ nội thất, đây là hàng hóa được phân nhóm trong biểu thuế cụ thể như sau:
- Mặt hàng nội thất thuộc chương 94: Đồ nội thất; Bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; Đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; Nhà lắp ghép.
- Căn cứ cụ thể vào loại hàng nhập khẩu, bạn nên đối chiếu vào danh mục hàng hóa được quy định chi tiết trong các văn bản luật hiện hành. Ở bài viết này, Thông Tiến Logistics sẽ cung cấp mã HS của đồ nội thất khác và các bộ phận của đồ nội thất. Theo đó, mã HS cụ thể:
- Mã HS 9403: Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng
- Mã HS 94033000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử trong văn phòng
- Mã HS 94034000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
- Mã HS 94035000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
Trong chương 94 còn bao gồm nhiều loại hàng nội thất khác, để biết được mã HS chi tiết của hàng hóa, bạn có thể xem thêm tại Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất hoặc tham khảo tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP.
- Đối với hàng hóa thuộc mã HS 9403 khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Mức thuế cụ thể như sau:
- Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) là 10%
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%
Tuy nhiên, nếu hàng hóa được nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, nếu đạt đủ điều kiện có thể nhận được ưu đãi về thuế nhập khẩu.
Mã HS của đồ nội thất bằng gỗ
Thủ tục nhập khẩu nội thất bằng gỗ
Đối với đồ nội thất bằng gỗ được làm từ gỗ công nghiệp không có chính sách đặc biệt cần lưu ý và không phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Khi nhập khẩu, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường. Cụ thể:
3.1. Hồ sơ hải quan nhập khẩu với nội thất làm bằng gỗ công nghiệp
Bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa gồm có:
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
- Vận tải đơn – Bill of Lading
- Giấy chứng nhận xuất xứ – Certificate of origin (Trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi)
- Các chứng từ khác (nếu có)
3.2. Nhãn mác nội thất làm bằng gỗ công nghiệp
Khi tiến hành nhập khẩu đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp về nước, bạn cần đảm bảo hàng hóa có đầy đủ nhãn mác theo quy định. Nhãn mác hàng hóa cần đảm bảo những nội dung tối thiểu như: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có).
Cụ thể, nhãn mác hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung sau:
- Tên hàng hóa.
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
Thủ tục nhập khẩu nội thất
Để được tư vấn chi tiết và hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, bạn có thể liên hệ với Fobstran qua hotline 0978.361.346
Bài viết trên đây của Fobstran đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu nội thất bằng gỗ về Việt Nam. Hy vọng, chia sẻ này sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa về nước nhanh chóng, chính xác và thuận lợi nhất.
————————–
FOBSTRAN – NÂNG TẦM TRẢI NGHIỆM
————————–
► Hotline: 0978.361.346
► Fanpage 1: https://www.facebook.com/fobstran.logistics
► Fanpage 2: https://www.facebook.com/fobstran.vanchuyentrungviet
► Tiktok 1: https://www.tiktok.com/@fobstran.logistics
► Tiktok 2: https://www.tiktok.com/@fobstran.nhaphangchina
► Tiktok 3: https://www.tiktok.com/@fobstran.vanchuyenchina
► Youtube: https://www.youtube.com/@fobstran.logistics
► Địa chỉ: Iris Garden, 30 Trần Hữu Dực, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội