Đèn led là mặt hàng đặc biệt, chịu sự quản lý của nhiều bộ ban ngành. Trong quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp phải chú ý đến các thủ tục hồ sơ quan trọng. Chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN) và kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017). Hãy cùng Fobstran tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nha!
Quy trình và thủ tục nhập khẩu đèn led về Việt Nam
Mục lục của bài viết
1. Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn LED
Theo quy định hiện hành, đèn LED thuộc loại hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Để nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực quy trình nhập khẩu và chuẩn bị thủ tục theo đúng quy định:
Từ ngày 01/6/2020, các sản phẩm đèn LED phải đáp ứng yêu cầu an toàn, nhiễu điện theo QCVN 19:2019/BKHCN. Các sản phẩm gồm bóng LED có ballast lắp liền, LED tube hai đầu và bộ đèn LED luminaire sản xuất, nhập khẩu. Trước khi lưu thông, sản phẩm cần tuân thủ quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN. Từ ngày 01/6/2021, các sản phẩm phải đáp ứng mọi yêu cầu về an toàn, EMI và EMS theo QCVN 19:2019/BKHCN. Khuyến khích áp dụng các quy định QCVN 19:2019/BKHCN cho sản phẩm đèn LED từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn LED
2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu đèn LED
Tùy từng loại đèn sẽ có mã HS khác nhau, dựa theo công dụng, thông số kỹ thuật của sản phẩm
– Nhóm 85.39 bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn
– Nhóm 94.05 bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện.
– Thuế Nhập khẩu có CO từ 0 – 15% tùy theo quy định về thuế nhập khẩu của từng quốc gia quy định.
– Thuế GTGT VAT: 10%
Mã HS code và thuế suất nhập khẩu đèn Led
3. Thủ tục nhập khẩu đèn led theo quy định mới
Hồ sơ hải quan:
– Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)
– Bản sao Bill of lading (Vận đơn)
– Bản chính giấy giới thiệu
– Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ). Trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì cần xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ bản điện tử hoặc bản gốc.
– Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
– Với một số chi cục: doanh nghiệp phải bổ sung thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp.
– Nếu được yêu cầu kiểm tra năng lượng trước thông quan thì sẽ phải kèm thêm kết quả kiểm tra chất lượng
– Các chứng từ khác (nếu có)
Các bước thực hiện
Bước 1 – Đăng ký KTCL và kiểm HSNL
Bước 2 – Mở tờ khai hải quan
Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy cùng với đăng ký dán nhãn năng lượng
Bước 4 – Công bố hợp quy
Bước 5 – Dán tem hợp quy và nhãn năng lượng trước khi hàng lưu thông ra thị trường.
Thủ tục nhập khẩu đèn led theo quy định mới
4. Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu đèn Led
Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đối với mặt hàng đèn led, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Lưu ý 1: Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy
1/ Mã HS code 85395000: Các đèn Led có cấu tạo như bóng đèn. VD như đèn Led có balat lắp liền (Bulb) công suất đến 60 W; Đèn Led 2 đầu đuôi G5 và G13.Công suất danh định đến 125W.
2/ Mã HS 94051091: Đèn rọi (Spotlight), là loại đèn chiếu điểm, có thể điều chỉnh hướng chiếu, theo phân loại của nhà sản xuất là đèn spotlight.
3/ Mã HS 94052090: Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây sử dụng Led.
==> Nếu bạn nhập khẩu đèn led về có các hs code trên bị dính thì có thể phải đi kiểm tra chất lượng nhà nước để làm hợp quy.
Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị 3 năm, sau đó doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp lại nếu không thay đổi sản phẩm.
Lưu ý 2: Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017)
Các sản phẩm bị dính dán nhãn năng lượng bắt buộc gồm:
– Về Công suất: nhỏ hơn 60W và có điện áp định danh không quá 250V. Dùng cho mục đích thông dụng, ví dụ: chiếu sáng trong văn phòng, trong nhà ở thì sẽ phải đo hiệu suất năng lượng và dán nhãn. Còn nếu như mục đích là dùng chiếu sáng công cộng, đèn đường thì không cần.
– Bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 (self-ballasted LED lamp).
– Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13.
Do đó, trước khi nhập đèn Led thì bạn hãy kiểm tra sản phẩm có dính vào 2 tiêu chuẩn trên không. Tùy vào trường hợp để có biện pháp xử lý thích hợp còn nếu không bị dính nhãn năng lượng bắt buộc thì vẫn làm hồ sơ như bình thường.
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu đèn Led
Trong quá trình thực hiện, nếu bạn gặp phải vấn đề hoặc cần hỗ trợ về thủ tục dán nhãn, hồ sơ hải quan, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ ngay cho Fobstran để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nha.
————————–
FOBSTRAN – NÂNG TẦM TRẢI NGHIỆM
————————–
► Hotline: 0978.361.346
► Fanpage 1: https://www.facebook.com/fobstran.logistics
► Fanpage 2: https://www.facebook.com/fobstran.vanchuyentrungviet
► Tiktok 1: https://www.tiktok.com/@fobstran.logistics
► Tiktok 2: https://www.tiktok.com/@fobstran.nhaphangchina
► Tiktok 3: https://www.tiktok.com/@fobstran.vanchuyenchina
► Youtube: https://www.youtube.com/@fobstran.logistics
► Địa chỉ: Iris Garden, 30 Trần Hữu Dực, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội