Mục lục của bài viết
1. Khái niệm tiểu ngạch là gì?
Nhập khẩu tiểu ngạch là các hoạt động mua bán quy mô nhỏ, thường diễn ra tại các khu vực biên giới liền kề nhau. Khác với hàng chính ngạch, hàng tiểu ngạch thường được thực hiện thông qua các kênh buôn bán không chính thức hoặc không thông qua các thủ tục hải quan phức tạp. Đây là hình thức thương mại phổ biến ở các khu vực có sự giao lưu dân cư và kinh tế dọc theo biên giới, nơi mà việc buôn bán nhỏ lẻ diễn ra thường xuyên. Ví dụ như người dân nước ta sinh sống gần tại các cửa khẩu giáp biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai,…
Sự khác nhau giữa hàng tiểu ngạch và hàng chính ngạch
Thủ tục hải quan
- Hàng chính ngạch: Được thực hiện qua các kênh chính thức, có đầy đủ các thủ tục hải quan và giấy tờ liên quan. Việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa chính ngạch phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của pháp luật và các quy định về thuế, kiểm tra chất lượng.
- Hàng tiểu ngạch: Thường không cần qua các thủ tục hải quan phức tạp, giấy tờ đơn giản hơn. Hoạt động thương mại tiểu ngạch có thể diễn ra qua các chợ biên giới, cửa khẩu phụ, hoặc các điểm giao thương tự phát.
Quy mô giao dịch
- Hàng chính ngạch: Có quy mô giao dịch lớn, bao gồm các hợp đồng thương mại lớn giữa các doanh nghiệp, quốc gia. Hàng hóa chính ngạch thường được vận chuyển bằng các phương tiện lớn như tàu biển, máy bay, container.
- Hàng tiểu ngạch: Quy mô giao dịch nhỏ lẻ, thường diễn ra giữa các cá nhân hoặc hộ kinh doanh nhỏ. Hàng hóa tiểu ngạch thường được vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ như xe tải, xe máy, thậm chí là vận chuyển thủ công qua các lối mòn biên giới.
Tiểu ngạch là gì?
2. Đặc điểm của buôn bán hàng tiểu ngạch
- Quy trình đơn giản: Hàng tiểu ngạch thường diễn ra ở quy mô nhỏ, thường được thực hiện bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này thường được diễn ra phổ biến tại các khu vực biên giới giữa các quốc gia và có hộ khẩu thường trú tại các khu gần biên giới.
- Dễ dàng vận chuyển: Do không cần qua nhiều bước kiểm tra như hàng chính ngạch, hàng tiểu ngạch thường được vận chuyển bằng các phương tiện như xe tải nhỏ, xe máy… tại các chợ biên giới hoặc các điểm giao thương tự phát. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.
- Các quy định về pháp lý: Doanh nghiệp vẫn phải khai báo hải quan, tối thiểu phải có các giấy tờ để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Ngoài ra, hàng tiểu ngạch cũng phải tuân theo các quy định về hạn mức giao dịch và chủng loại hàng hoá được phép buôn bán qua biên giới
Đặc điểm của buôn bán hàng tiểu ngạch
3. Ưu điểm và nhược điểm của hàng tiểu ngạch
Ưu điểm
- Chi phí thấp: Do không phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý nghiêm ngặt như hàng chính ngạch, hàng tiểu ngạch thường không chịu nhiều loại thuế và lệ phí. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển và kinh doanh, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho người buôn bán.
- Thủ tục đơn giản: Thủ tục giao dịch hàng tiểu ngạch rất đơn giản và nhanh chóng. Không cần qua nhiều bước kiểm tra và cấp phép như hàng chính ngạch, việc mua bán và vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch có thể diễn ra một cách dễ dàng tại các cửa khẩu phụ hoặc các chợ biên giới. Điều này tiết kiệm thời gian và công sức cho người kinh doanh, giúp quá trình buôn bán trở nên thuận tiện hơn.
- Nhanh chóng và linh hoạt: Do không phải tuân theo nhiều quy định về kiểm tra và giấy tờ, hàng hóa có thể được vận chuyển và giao nhận nhanh chóng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các mặt hàng tươi sống hoặc những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ ngay.
Nhược điểm
- Rủi ro cao: Vì không có sự kiểm soát chặt chẽ về số lượng cũng như nguồn gốc, hàng hoá tiểu ngạch thường không được đảm bảo chất lượng. Người mua hàng có thể gặp tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng không đúng với mô tả ban đầu.
- Khả năng bị phạt do vi phạm: Mặc dù hoạt động buôn bán này có thể không yêu cầu nhiều giấy tờ, nhưng việc không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thương mại và hải quan có thể dẫn đến các hình phạt nặng nề.
- Hạn chế về hàng hoá: Do số lượng nhỏ lẻ và không chính thức, loại hình này chủ yếu phù hợp với mặt hàng có giá trị thấp và khối lượng nhỏ.
Ưu điểm và nhược điểm của hàng tiểu ngạch
4. Những hiểu lầm về hàng tiểu ngạch
Nhập hàng tiểu ngạch là một hình thức giao thương phổ biến tại các khu vực biên giới. Tuy nhiên, ngày nay vẫn tồn tại nhiều hiểu lầm xoay quanh hình thức này, dẫn đến việc cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng.
Hàng tiểu ngạch là hàng lậu, bất hợp pháp?
Nhập hàng tiểu ngạch không phải hành vi bất hợp pháp nếu như được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ngày nay, các quốc gia thường có những chính sách riêng để quản lý và khuyến khích thương mại biên giới bao gồm cả nhập hàng tiểu ngạch. Tuy nhiên, người nhập hàng cần phải nắm rõ và tuân thủ các quy định để tránh rủi ro về pháp lý.
Hàng tiểu ngạch không cần giấy tờ?
So với hàng chính ngạch thì hàng tiểu ngạch có thủ tục nhập hàng đơn giản hơn, nhưng vẫn cần phải có một số giấy tờ như hoá đơn mua hàng, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (nếu có).
Hàng tiểu ngạch rẻ hơn hàng chính ngạch?
Hàng tiểu ngạch thường có giá thành thấp hơn vì ít phải chịu thuế và phí, nhưng không phải lúc nào cũng rẻ hơn. Giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng hàng hoá, chi phí vận chuyển…
Những hiểu lầm về hàng tiểu ngạch
Trên đây, Fobstran đã cung cấp một số thông tin về hàng tiểu ngạch. Chúng tôi hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về hàng tiểu ngạch cũng như ưu nhược điểm. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu, khó khăn trong việc tìm nguồn hàng uy tín thì hãy liên hệ ngay với Fobstran. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng từ khâu tìm nguồn hàng, hỗ trợ tận tình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa tới khi về tay của bạn.
————————–
FOBSTRAN – NÂNG TẦM TRẢI NGHIỆM
————————–
► Hotline: 0978.361.346
► Fanpage: https://www.facebook.com/fobstran.logistics
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@fobstran.logistics
► Youtube: https://www.youtube.com/@fobstran.logistics
► Địa chỉ: Iris Garden, 30 Trần Hữu Dực, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội